Cần nới “room” tín dụng cho thị trường bất động sản

Cần nới room tín dụng cho thị trường bất động sản

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để dòng tiền vào thị trường bất động sản được lưu chuyển, việc nới “room” tín dụng cần sớm thực hiện.

Cũng theo đó, các chuyên gia bày tỏ quan điểm: Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục siết tín dụng quá lâu sẽ để lại nhiều hệ lụy giống Trung Quốc. Quốc gia này sau thời gian dài siết chặt tín dụng đã phải “bơm tiền” để phục hồi thị trường.

Nhiều thách thức cho thị trường bất động sản

Về nguồn vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam, chuyên gia cho rằng hiện tượng đọng vốn cho doanh nghiệp là điều nhức nhối. Khoảng 30-40% doanh nghiệp BĐS, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng nhau với số tiền lên đến cả chục tỷ đồng.

Dòng tiền quay chậm, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS. Khi dòng vốn bị tắc nghẽn thị trường sẽ hạ nhiệt. Và trên thực tế thị trường bất động sản Hạ Long nói riêng và BĐS Việt Nam đang ở giai đoạn trầm lắng. 

Nguồn vốn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng cung trên thị trường. Nhiều dự án dở dang, thi công không đúng tiến độ, gây mất cân bằng cung-cầu.

Ở phân khúc nhà ở và phân khúc khan hiếm nguồn cung, dư địa cho vay vẫn còn. Do đó, thị trường BĐS chỉ nên tăng trưởng trên có sở kiểm soát được rủi ro và vẫn phải để thị trường phát triển, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết.

Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay cũng là một thách thức rất lớn với Ngân hàng và các doanh nghiệp BĐS. Một là do ngân hàng đang cạn hạn mức cho vay. Hai là có rất nhiều bất động sản được đẩy giá lên quá cao, có những dự án giá cao gấp 3 lần so với giá vốn khởi điểm. Điều này làm nhiều nhà đầu tư lo sợ nguy cơ thua lỗ, giảm giá.

Thị trường bđs có cơ hội phục hồi sau khi nới room tín dụng
Thị trường bđs có cơ hội phục hồi sau khi nới room tín dụng

Cần nới room tín dụng cho bất động sản

Theo ông Lực, từ tháng 6, 7, 8 dòng vốn trung và dài hạn vào các ngân hàng đang mạnh hơn. Tỷ trọng dòng vốn ngắn và trung hạn được cải thiện rất nhiều chứ tỷ lệ không còn thấp như trước. Trước tình hình này, có thể “nới room” tín dụng từ tháng 9, nếu như đến tận quý 4 mới nới room là hơi muộn và cũng có thể đánh mất nhiều cơ hội.

Cũng theo ý kiến của nhiều chuyên gia khác, nếu nâng room tín dụng lên 15-16% là vẫn có thể chấp nhận được. Đặc biệt, hiện nay không ít doanh nghiệp đang gặp vướng mắc về vốn với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Chính vì vậy rất cần xây dựng luật về trái phiếu doanh nghiệp sớm để có hệ thống pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường BĐS.

TS.Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhấn mạnh: từ nay đến cuối năm phải ra được Nghị định 153 sửa đổi và phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích những doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp BĐS có dư nợ trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn trong kỳ tới cần sớm xây dựng kế hoạch chi trả. Bao gồm việc phát hành trái phiếu mới hay giao bán dự án, tài sản dở dang.

Bên cạnh đó, để có nguồn vốn dài hạn, cần có kế hoạch xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng không được bán dự án đang có để giải quyết nợ trái phiếu, tránh làm mất uy tín. Cần đăng ký xếp hạng nhanh chóng và bảo mật thông tin.